Rất so di bạn vì quả tiêu đề click bait này. Nhưng mà đúng mình đạt 8.0 ở Listening với overall là 7.0. Thực ra mình thi xong kỳ vọng con số có thể hơn 7.0 nhưng mà dù sao cũng đạt aim là vui rồi.

Nói thật là mình rất lười trong việc học IELTS vì nó rất rất là chán. Mình lướt facebook, đọc báo thấy người này học 10 tiếng IETLS mỗi ngày, người kia thì 1 ngày viết 3 bài writing. Trong khi mình thì tất cả thời gian ôn thi (~1 năm) chưa viết được 20 bài writing task 2.

Học IELTS chán vải chưởng

– mankaistep

Để học có một đầu ra tốt, chăm chỉ – study hard mình nghĩ là chưa đủ. Bên cạnh đó, học một cách thông minh – study smart sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức hơn rất nhiều. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ có được thêm một cách học từ vựng mới để phần nào đó giúp việc học tiếng Anh của bạn trở nên smart hơn.

Study hard, study smart

work hard, playku

Những điều cần biết

Trước khi đi vào nội dung chính thì có những điều ít ai để ý mà bạn nên biết:

Màu xanh biển (blue)

Các nghiên cứu tâm lý học gần đây cho thấy rằng đọc và viết văn bản bằng màu sắc làm tăng khả năng ghi nhớ thông tin. Ví dụ: một thử nghiệm cho thấy rằng một nhóm sinh viên có khả năng nhớ lại văn bản màu xanh lam nhiều hơn so với màu đen là 27%

Cái này mình đọc ở các nơi và cá nhân mình cũng thấy vậy. Màu xanh biển thường gán cho cái gì đó nổi bật, ví dụ như đường link chẳng hạn. Nếu không có format gì đặc biệt thì đường link sẽ có màu xanh và gạch chân để người dùng có thể dễ dàng nhận biết và click vào.

Như này chẳng hạn

Vì mục đích là để tạo cảm giác nổi bật nên màu xanh nên được dùng xen kẽ với các màu khác (ví dụ như màu đen) chứ cả một đoạn toàn chữ xanh thì cũng không nhớ hết được :v

Lần thứ 3

Trong đời sống hằng ngày của mỗi người, chắc hẳn số 3 rất quen thuộc. Khi làm gì đó thì chúng ta hay để ý đến lần thứ 3. Cái này mình cũng không biết giải thích như nào nữa vì nó nghiêng về cảm nhận ấy =))))) Hay từ ngày xưa, các cụ đã có câu “quá tam ba bận”.

Ví dụ như việc chiếu quảng cáo trên truyền thình, với phim truyện thì không được ngắt đến lần thứ 3 vì nó có thể gây khó chịu cho người xem.

Nhìn chung, khi làm việc gì đó đến lần thứ 3 thì thường chúng ta sẽ chú ý hơn vào việc mình làm.

Trí nhớ sau 20 phút

Như biểu đồ bên trên, khi học một thứ gì đó thì chúng ta sẽ chỉ nhớ được khoảng 58% sau 20 phút. Và lượng kiến thức đọng lại sẽ giảm dần theo thời gian.

Biểu đồ trên chỉ mang tính tương đối, đặc biệt khi học với số lượng lớn như từ vựng. Khéo tầm 1-2 ngày là quên luôn đã từng học từ này rồi chứ không phải 5 ngày còn 25% :v

Chốt lại, khoảng 20-25p sau khi học thì chúng ta sẽ quên mất khoảng một nửa kiến thức vừa học. Và đây sẽ là khoảng thời gian hợp lý để ôn lại kiến thức lần đầu.

Okkkkk, giờ đi đến phần chính nào.

Quy trình học từ mới

Khi mình đọc báo, xem video hay ôn tập IELTS mà gặp từ mới thì đầu tiên, mình sẽ tra nhanh luôn nghĩa từ đó là gì. Sau đó, mình sẽ note từ đó vào một sheet Vocabulary như hình.

Tuỳ thuộc vào lúc note mình có cần tiếp tục việc đang làm lúc gặp từ mới hay không thì mình sẽ điền tiếp các thông tin của từ vựng này. Thông thường, mình sẽ tổng hợp từ và sẽ note chi tiết vào ngày hôm sau hoặc vài hôm hoặc tuần sau =)))))))))

Lúc note thì mình sẽ để trống như này, khi nào có thời gian thì điền thêm thông tin

Từ nào khó hiểu hoặc khó hình dung quá thì mình sẽ Google hình ảnh để xem những thứ liên quan tới từ này. Mục đích để hình dung dễ hơn, con người dễ hiểu một thứ hơn khi có hình ảnh, video trực quan.

Từ lạ, khó nhớ quá thì Google Image cho dễ hình dung :v

Khi đã note hết thông tin được tầm 5-15 từ thì mình sẽ chọn thời gian trong ngày để bắt đầu học. Khoảng thời gian này cỡ khoảng 1 tiếng hơn chút, cơ mà mình chỉ cần 10 phút để học từ thôi nên thông thường khi mình học hay làm gì ngồi máy tính thì sẽ tiện để học từ luôn.

Lần đầu tiên, đọc một lượt và cố gắng nhớ từng từ một. Khi nhớ thì cố gắng nhớ theo hình ảnh trực quan, không được thì nhớ theo ví dụ trong câu ghi trong sheet hoặc nếu vẫn không được nữa thì nhớ tới lúc mình gặp từ này. Nhớ theo mặt chữ cực kỳ khó nhớ nên mình không chọn cách này.

Sau khi đọc lại và cảm thấy ok rồi (khoảng 5 phút) thì mình sẽ đặt báo thức vào 20 và 40 phút sau. Trong lúc đợi báo thức thì mình tuyệt đối không làm gì để nhớ tới những từ vừa học.

Báo thức mình set bằng Google Assistant luôn cho tiện, cũng là một cách luyện nhanh Speaking

Khi báo thức kêu thì mình đơn giản là mở lại sheet và học lại các từ thôi. Lúc học lại cố gắng không nhìn nghĩa và ví dụ, nếu không nhớ được thì nhìn vào ví dụ trước còn nếu vẫn không nhớ thì nhìn vào nghĩa. Tổng thời gian lần 2 và 3 học lại cũng chỉ tầm thêm 5 phút.

Với trường hợp học từ theo list, kiểu bạn search 2000 từ cơ bản chẳng hạn thì cũng có thể áp dụng cách tương tự. Với quy trình như trên thì mình tin chắc bạn cũng hiểu được nó có liên quan tới những điều cần biết phía trên. Tuy nhiên để việc học từ hiệu quả hơn, vẫn còn một số khía cạnh mà bạn cần quan tâm.

Lưu ý

Khi học từ, điều đầu tiên và cũng có lẽ là điều quan trọng nhất mà bạn cần quyết định là

Chọn từ để học

Học tiếng anh, đặc biệt là IELTS thì bạn sẽ gặp vô số từ. Số lượng từ mới còn nhiều hơn nếu bạn học Reading. Tuy nhiên, không phải từ nào cũng cần phải học.

Những từ chuyên ngành khó chẳng hạn, theo mình là không nên học. Thường những từ này sẽ xuất hiện trong bài Reading. Mà bài reading sẽ về bất cứ chủ đề gì trong cuộc sống, tỉ lệ cực kỳ thấp là bạn sẽ gặp lại chủ đề và từ chuyên ngành đó ở phần thi Reading.

Less is more

Học vừa vừa thôi, bạn có phải siêu nhân đâu mà cái gì cũng đòi học

Nếu mục tiêu của bạn không quá cao thì nên dành chỗ ở sheet cho những từ phổ thông hơn và cần thiết hơn. Khi gặp một từ mới mà bạn thấy có vẻ quen quen, hoặc nghĩa đơn giản thì đó là dấu hiệu của một từ nên học.

Cách học một từ

Học từ không đơn giản chỉ là biết nghĩa dựa theo mặt chữ của từ. Học từ với mình là hiểu từ và nhớ từ. Hiểu ở đây tức là ngoài biết nghĩa thì cần biết được từ là dạng gì, phát âm ra sao, dùng trong các trường hợp nào,… Khi càng hiểu rõ thì bạn càng nhớ sâu sắc hơn.

Càng hiểu sâu, càng nhớ lâu

Sâu và lâu, ai cũng thích

Khi học một từ tiếng Anh, mình sẽ tìm hiểu về (* là bắt buộc):

  • *Nghĩa của từ
  • *Loại từ (n, v, adj, adv, …)
  • *Cách phát âm
  • Độ khó của từ (A1, A2, B1, …)
  • *Ví dụ các câu có từ trong đó
  • Các từ đồng nghĩa, trái nghĩa

Có nhiều nguồn đề bạn tra từ, mình thì thường dùng Cambridge Dictionary và mình tin đây là từ điển điện tử xịn nhất và đầy đủ nhất. Ví dụ mình cũng hay lấy luôn ở đây, nếu không có hoặc muốn tìm thêm thì mình sẽ google.

Chẳng hạn, mình muốn tìm những câu chứa đoạn right off the bat thì mình sẽ google là “right off the bat in a sentence”. Từ thì cũng có thể áp dụng cách tương tự. Ngoài ra cũng có một số website như sentence.yourdictionary.com hay sentencedict.com có thể giúp bạn tìm ví dụ một cách dễ dàng.

Ví dụ ở sentencedict.com

Với những từ, đoạn bạn thấy có thể khó nhớ thì cố gắng tìm hoặc nghĩ ra ví dụ càng bựa càng tốt. Cái gì dị thì sẽ gây ấn tượng và khiến bạn dễ nhớ hơn.

Trong lúc điền thông tin từ vào sheet, hãy cố gắng hiểu từ vì khi càng hiểu rõ thì bạn càng nhớ lâu.

File sheet từ vựng

Bạn có thể tham khảo file của mình ở đây: Click me

Ngoài những tính chất của từ như loại từ, cách phát âm, … như mình đề cập ở trên thì sheet của bạn nên có thêm

  • Ngày học từ
  • Số thứ tự của từ

Số thứ tự rất quan trọng, nó cho bạn biết bạn đã học được bao nhiêu từ rồi. Với mình, con số càng lớn thì nguồn động lực cho mình học tiếp càng nhiều.

Thêm một điều cần lưu ý nữa là nghĩa của từ nên để ở cuối trang sheet. Khi nhìn vào sheet, mắt bạn sẽ nhìn từ trái sang phải trước. Mà khi ôn tập, bạn cần nhìn từ và nhớ lại nghĩa, vậy nên tránh để cột nghĩa của từ gần với từ.

Và điều cuối cùng

Bạn sẽ quên

Khi học từ vựng hay bất cứ thứ gì thì chúng ta luôn phải chấp nhận rằng mình sẽ quên một phần (hoặc tất cả) những gì đã học. Đây là điều mà ai cũng gặp phải, tất nhiên bao gồm cả mình. Vậy nên, việc dằn vặt bản thân hay có những suy nghĩ tiêu cực khi quên một từ là việc không cần thiết. Có những từ mình gặp lại 5-6 lần nhưng vẫn quên :vv

Bạn sẽ quên

Một lần nữa, vì bạn đ phải siêu nhân

Thay vào đó, hãy tra và học lại từ một lần nữa. Cố gắng hình dung từ một cách rõ ràng và chi tiết hơn để tăng khả năng nhớ của mình.

Kết

Và đó là cách mình học từ vựng trong quá trình ôn thi IELTS. Hi vọng chia sẻ của mình có thể mang lại gì đó cho bạn ^^.

Ngoài nội dung trên, mình cũng còn một số bài viết khác, các bạn có thể đọc ở đây: Posts

Cảm ơn bạn đã đọc.

Categories: English

0 Comments

Leave a Reply

Avatar placeholder

Your email address will not be published. Required fields are marked *