ReadyBA là khoá học với mục tiêu cung cấp các kiến thức tuy không khó để học nhưng sẽ được đánh giá cao hoặc rất cao trên thị trường lao động cũng như khi làm việc.
Business Analyst – Số lượng nhưng không chất lượng
Dễ nhận thấy ngành Business Analyst bây giờ đang quá hot. Tuy nhiên đi kèm với nó là sự cạnh tranh cực kỳ khốc liệt.
Đối với nhà tuyển dụng (mình), số lượng CV gửi về cho vị trí Business Analyst cực kỳ nhiều. Tuy nhiên lượng CV chất lượng cực kỳ thấp.
Khi đá qua JD (Job Description) của các vị trí BA, các bạn cũng dễ nhận thấy đa số các công việc đều đề cập đến keyword như:
- Viết tài liệu mô tả yêu cầu, quy trình nghiệp vụ
- Vẽ các sơ đồ Use case, UML,…
- Phân tích nhu cầu
- …
Với sự bùng nổ về số lượng nhân sự có nhu cầu chuyển trang nghề BA, việc các trung tâm dạy nghề mọc lên là điều tất yếu. Chương trình học của hầu hết các trung tâm cũng khá đơn giản, xoay quanh các keyword bên trên.
IT BA cơ bản thì các trung tâm thường hay chỉ dạy về kiến thức chương trình trong hình. Khó hơn tý thì có thể là Technical Product Owner với chương trình học có thể như sau:
Quá dễ phải không nào. IT BA chỉ cần biết viết document, vẽ sơ đồ. Nâng cao hơn tý là Technical Product Owner, chỉ cần biết thêm về API, SQL và viết API Specification bạn đã có thể được gọi là “Technical” Product Owner.
Với lượng kiến thức yêu cầu như vậy, chỉ cần một tuần bạn đã có thể trở thành “Technical Product Owner” rồi.
Dễ vậy sao?
Không.
Dễ nhận thấy các kiến thức được trình bày bên trên khá dễ để học và khi ai cũng có thể học, bạn không phải là độc nhất. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường.
Biết viết API Specification và SQL không khiến bạn trở nên “Technical”. Thậm chí, SQL còn chả nên được đề cập vào thuật ngữ “Technical”.
Với chương trình học này, nó phù hợp với thời gian ban đầu khi mà Business Analyst chưa hot như bây giờ. Còn hiện tại, bạn cần những kiến thức sâu hơn, chuẩn hơn để phát triển với vai trò Business Analyst này.
Điều gì khiến bạn outstanding?
Đối với vị trí Business Analyst ở bất kỳ công ty Outsource hay Product thì những kiến thức sau luôn quan trọng và khiến bạn nổi bật:
Technical
Technical ở đây không chỉ là những kiến thức về API hay Database mà là việc bạn hiểu hệ thống hoạt động như nào, sử dụng công nghệ gì, tại sao lại sử dụng như vậy,…
Hiểu đơn giản là bạn cần hiểu sản phẩm của bạn hay của công ty vận hành như nào một cách sâu hơn, hơn là chỉ hiểu về những nghiệp vụ ở tầng bên trên. Bạn không cần phải biết code để có thể có kiến thức về technical, đương nhiên nếu có thì nó sẽ là một lợi thế rất lớn với bạn.
Có kiến thức về Technical sẽ giúp bạn hiểu được:
- Đội dev đang làm gì, tại sao lại làm như vậy
- Biết được các yêu cầu X Y Z của khách hàng có khả thi hay không
- Biết được thời gian và công sức của dev khi làm sẽ ra sao
- Giao tiếp với dev dễ hơn
Có một vấn đề là kiến thức về Technical rất rộng, có thể khiến bạn sẽ không biết nên bắt đầu từ đâu.
UI/UX Design
Đối với các công ty quy mô nhỏ, đặc biệt trong thời gian kinh tế suy thoái như bây giờ thì khả năng cao Business Analyst cũng kiêm luôn công việc thiết kế sản phẩm.
Mọi người thường nói rằng phải có năng khiếu về hội hoạ thì mới có thể làm được về UI/UX Design. Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. UI/UX gồm 2 phần UI và UX. Có năng khiếu hội hoạ giúp bạn design UI mượt mà hơn. Còn UX thì đòi hỏi bạn cần có khả năng thấu hiểu người khác và những kiến thức về tâm lý học.
Kiến thức về UI/UX Design không chỉ bao gồm việc “vẽ” được ra sản phẩm mà nó còn là:
- Thiết kế như nào? Tại sao lại chọn như vậy?
- Làm sao để đảm bảo thiết kế của mình là hiệu quả?
- Việc test thiết kế như nào?
Hơn cả thiết kế đồ hoạ, UI/UX Design còn phải cân nhắc rất nhiều yếu tố liên quan đến con người và tâm lý học khi thiết kế một giải pháp.
Với vị trí Business Analyst, việc biết về UI/UX Design khiến bạn đánh giá một sản phẩm tốt hơn. Hiểu được lý do cho các thiết kế. Bên cạnh đó, nó cũng khiến việc giao tiếp của bạn với các UI/UX Designer tốt hơn.
Mặc dù kiến thức về UI/UX không rộng như Technical, nhưng cũng rất khó cho một người mới để biết xem họ cần bắt đầu từ đâu hay học gì tiếp.
What, Why mindset
Đây là điều quan trọng nhất làm nên sự thành công của một Business Analyst.
What, Why mindset là cách tư duy sao cho luôn hiểu được mình đang làm gì và tại sao lại làm như vậy.
Ví dụ, đối với sản phẩm B2B thì các công ty thường không chú trọng vào thiết kế nên đôi khi sản phẩm trông rất xấu. Họ sẽ thường tập trung vào tính năng và customer support hơn, vì đối với business lớn, họ rất quan trọng việc support, mình cần đảm bảo cho họ nếu có chuyện gì xảy ra mình sẽ luôn có thể hỗ trợ họ.
Nếu không hiểu về lý do cho việc phát triển sản phẩm như vậy thì bạn sẽ rất dễ đánh giá sản phẩm một cách không chính xác.
Tư duy này cực kỳ quan trọng với BA. Vì khi làm BA, bạn phải tiếp xúc với rất nhiều các kiến thức và định nghĩa khác nhau. Nếu bạn chỉ biết chúng qua cái tên thì bạn sẽ rất dễ rơi vào Generalist trap – tình trạng biết nhưng không biết gì..
Khoá học ReadyBA
ReadyBA là một khoá học cung cấp 3 trường kiến thức trên. Mục tiêu của khoá học là cung cấp những kiến thức không khó để học nhưng nếu bạn biết thì sẽ được đánh giá cao hoặc rất cao trong công việc và thị trường lao động.
ReadyBA hướng tới 3 trường kiến thức chính:
- Giới thiệu và Định hướng cho Business Analyst
- Kiến thức về Technical
- Kiến thức về UI/UX Design
Khoá 01 đã kết thúc với feedback cực kỳ tích cực từ học viên. Các feedback của học viên đều được khảo sát một cách ẩn danh vậy nên đây đều là chia sẻ thực từ phía người học.
Học xong còn có certificate add vào LinkedIn oách xà lách.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về khoá học thì có thể liên hệ mình qua:
Website: mankaistep.com
Facebook: facebook.com/mankaistep
Email: hoang@mankaistep.com
Cảm ơn bạn đã đọc bài.